Bạn có biết nguồn gốc của cà phê Việt Nam không?

5/5 - (2 bình chọn)

Cà phê được xem là thức uống quen thuộc của con người Việt Nam. Mỗi ngày bước ra đường từ sáng cho đến tối đâu đâu bạn cũng có thể thấy các cửa hàng bày bán cà phê. Vậy bạn có biết gì về nguồn gốc của cà phê Việt Nam không? Bài viết sau đây sẽ phân tích về nguồn gốc của cà phê Việt. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. Nguồn gốc của cà phê tại Việt Nam

Cà phê lần đầu tiên được phát hiện vào thế kỉ thứ thứ 9 tại một vùng cao nguyên ở Ethiopia. Sau đó cà phê được du nhập vào Ai Cập, Yemen, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ…

Cuối thế kỷ 19, khi nước Việt Nam chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, cũng là lúc các nhà truyền giáo người Pháp đưa giống cây cà phê đến và canh tác thử nghiệm tại nước ta. 

Giống cà phê Arabica lần đầu tiên được trồng tại các nhà thờ công giáo phía Bắc như Ninh Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Sau đó đến các tỉnh miền Trung như Nghệ An, quảng Bình, Quảng Trị. Sau đó đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Cho đến năm 1908, người Pháp mang thêm giống Robusta và Excelsa đến Việt Nam trồng thử nghiệm. Sau đó họ phát hiện ra rằng Tây Nguyên chính là vùng đất thích hợp nhất để trồng cà phê.

Kể từ thời điểm cây cà phê du nhập vào nước ta từ 1857 đến 1986, các nông trường sản xuất tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên sản lượng cà phê xuất ra thị trường lại rất thấp do sâu bệnh và người dân chưa có kinh nghiệm trồng trọt.

Theo thống kê 1986, tổng diện tích trồng cà phê trên cả nước đạt khoảng 50.000 ha và sản lượng là 18.4000 tấn. Đó là mốc thời gian về nguồn gốc cà phê đáng chú ý tại Việt Nam.

nguon goc cua ca phe viet nam

Nguồn gốc cà phê Việt Nam

2. Chặng đường phát triển của cà phê Việt

Bàn về nguồn gốc của cà phê không thể không nhắc đến các chặng đường phát triển của cà phê Việt. 

Năm 1990, Việt Nam tự hào khi trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất của Đông Nam Á và là quốc gia lớn thứ 2 thế giới sau Brazil về xuất khẩu cà phê. 

Sản lượng cà phê trung bình của Việt Nam khoảng 2,3 tấn/ha. Tuy nhiên giống cây được sản xuất chủ yếu là Robusta vì lý do năng suất hạt/ha cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Tỉ trọng diện tích trồng cà phê Robusta tại Việt Nam chiếm khoảng 93% trong khi cà phê Arabica chỉ 5%. 

Việt Nam đã ghi đậm dấu ấn trên thị trường xuất khẩu cà phê về một quốc gia xuất khẩu dòng cà phê Robusta năng suất cao. Từ những năm 1990, sản lượng cà phê tăng đều đặn 20 – 30%/ năm, góp phần phát triển nền kinh tế cũng như giúp cải thiện đời sống người nông dân. 

Có thể nói nguồn gốc của cà phê được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển của cà phê Việt Nam. Cà phê hiện đang là loại cây nông nghiệp trọng yếu của nước ta. Việt Nam cũng đã có chỗ đứng vững vàng trên bản đồ các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn của thế giới.

nguon goc cua ca phe viet nam

Các chặng đường phát triển của cà phê Việt

3. Các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam

Nhắc đến các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam cũng là một phần trong vấn đề về nguồn gốc của cà phê cần luận bàn. 

Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam rất phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng, đặc biệt là các loại cà phê có chất lượng cao như: Arabica, Robusta, Cherry.

3.1. Cà phê Arabica

Việt Nam gọi là cà phê Chè, có đặc điểm lá nhỏ, thân cây thấp giống như cây chè Việt Nam. Arabica được người Pháp đưa vào Việt Nam. Đây cũng chính là loại cà phê được trồng đầu tiên ở Việt Nam. Giống cà phê này chỉ thích hợp ở độ cao phù hợp, tuy sản lượng thấp nhưng cà phê cho chất lượng cao, có hương thơm đặc biệt. 

Trong họ cà phê, Arabica có nhiều giống khác nhau như Typica, Bourbon, Caturra, Catuai, Catimor, Moka và hầu như chúng đều là những loại cà phê hảo hạng.

nguon goc cua ca phe viet nam

Cà phê Arabica

3.2. Cà phê Cherry

Hay còn gọi là Chari, Việt Nam còn gọi là cà phê Mít có nguồn gốc Ubangui Chari, gần sa mạc Sahara. Loại cây này có đặc điểm thân cây cao và lá to để chứa nước để có thể sinh trưởng tốt ở những nơi có thời tiết khô hạn. Quả của Chari to hơn những giống khác nhưng lại cho năng suất không cao. Cà phê cho hương vị cũng không thơm nên ít được trồng phổ biến ở nước ta.

nguon goc cua ca phe viet nam

Cà phê Cherry

3.3. Cà phê Robusta

Dòng này chiếm 39% sản lượng cà phê trên thế giới. Có đặc điểm thân cây cà phê cao hơn, nhiều nhánh  và lá cây to hơn so với Arabica. Ở Việt Nam Robusta được gọi là cà phê vối. 

Robusta có hàm lượng caffeine cao, cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt hơn Arabica. Tuy nhiên hương vị lại không bằng Arabica.

nguon goc cua ca phe viet nam

Cà phê Robusta

Bài viết trên đây bàn về nguồn gốc của cà phê Việt Nam, các giai đoạn phát triển của cà phê cũng như các dòng cà phê phổ biến ở Việt Nam. Hiểu về nguồn gốc của cà phê bạn sẽ tự hào hơn khi cầm trên tay ly cà phê – thức uống phổ biến của người Việt. Chúc bạn luôn vui!

Tổng hợp từ: https://baobitienthinh.com/