“Bật mí” kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà chi tiết nhất?

5/5 - (2 bình chọn)

Mật ong là sản phẩm thiên nhiên được ưa chuộng vì nhiều tác dụng tuyệt vời cho con người. Theo đó, nuôi ong lấy mật là ngành nghề phát triển đi kèm, đem lại cho người nông dân nhiều lợi ích kinh tế mà không tốn nhiều công đầu tư chăm sóc. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà đúng cách thì không phải ai cũng biết. Tìm hiểu ngay công thức qua bài viết sau!

-> Xem Ngay: cách pha mật ong uống trước khi đi ngủ cho những ai cần

I.  nuôi ong lấy mật tại nhà

Mật ong chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của con người. Do đó kỹ thuật nuôi ong lấy mật ngay tại nhà cần được người nông dân thực hiện đúng liệu trình, đúng phương pháp. Chỉ như thế mới có thể thu hoạch được lượng mật ong chất lượng.

Dưới đây là 4 yếu tố ban đầu giúp bạn hiểu đúng về cách nuôi ong lấy mật tại nhà:

1. Lựa chọn địa điểm nuôi ong

Địa điểm nuôi ong lấy mật là yếu tố đầu tiên bạn nên cân nhắc chọn kỹ để có thể thu được mùa vụ mật bội thu. Vì ong là loài có tổ chức xã hội cao, chặt chẽ và nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Do đó tổ ong phải đáp ứng được nhiều điều kiện phù hợp để đàn ong có thể ở, tránh thời tiết bất lợi như mưa, nắng, gió. 

Thông thường nên chọn địa điểm nuôi ong gần nguồn mật và nguồn phấn. Khoảng cách tốt nhất từ tổ ong đến nguồn hoa khoảng 500 – 1000m. 

Nơi đặt thùng ong tốt nhất là dưới các tán cây lớn, vị trí bằng phẳng, khô ráo, không ngập nước. Mát và mùa hè, ấm về mùa đông. Khoảng cách tối thiểu đặt thùng ong là 2m, cách mặt đất khoảng 30cm và nên đặt thành cụm. Hãy ước lượng số lượng ong và lựa chọn số lượng thùng đặt phù hợp.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Trong quy trình kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà, người nông dân cần chú ý chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 

Trước tiên là thùng ong, tốt nhất là thùng ong bằng gỗ khô kích thước dài rộng cao tương ứng 46,5 x 38 x 24,5 (cm). Bạn có thể sơn các thùng gỗ màu xanh, vàng hay trắng. Tác dụng để chống ẩm, đồng thời để ong có thể nhận biết tổ của chúng dễ dàng. Bạn cũng có thể sử dụng thùng ong bằng nhựa nhưng nhược điểm là chịu nhiệt kém, cần phải che chắn kỹ càng.

Kế đến là chuẩn bị thùng quay mật. Đây là dụng cụ dùng để quay lấy mật ong khi thu hoạch. Ngoài ra một số dụng cụ khác cần có như: mũ lưới, bộ tạo chúa, lưới lọc mật, dao cắt mật, bộ gắn tầng chân… Tất cả những dụng cụ nên được mua ở những cơ sở cung cấp thiết bị nuôi ong uy tín để sử dụng được lâu.

ky thuat nuoi ong lay mat tai nha

Quy trình để nuôi ong lấy mật tại nhà

3. Phân chia vùng trên bánh mật ong

Đàn ong có phân chia tổ chức, 1 đàn ong mật thường có ong chúa, ong đực và ong thợ. Mỗi loại có một nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Thông thường ong sẽ xây khoảng 5 – 8 bánh tổ. Trên từng bánh tổ cũng được phân chia vùng rõ rệt.

Vùng mật ong sẽ nằm trên cùng, cạnh vùng mật sẽ là vùng phấn có chiều cao thấp hơn. Dưới vùng phấn là vùng ấu trùng ong thợ. Hai bên là vùng ấu trùng ong đực. Và đáy dưới cùng là vị trí của mũ chúa tự nhiên.

Qua nhiều thế hệ ấu trùng bánh tổ thường bị đen, bẩn khiến ong chúa không thích đẻ vào tổ cũ. Khi đó bạn cần thay bánh tổ mới. Có thể sử dụng các cầu ong in sẵn chân nền đạt chuẩn để thay thế.

-> Xem Ngay: TOP 10++ tác dụng của mật ong tốt cho sức khỏe

4. Cách sắp đặt đàn ong

Sắp đặt đàn ong cũng là một trong những kỹ thuật nuôi ong lấy mật mà bạn cần hiểu rõ. Đàn ong nên được nuôi ở nơi thoáng mát, rộng rãi và gần các khu vực lấy mật. Trong một khu không nên nuôi vượt quá 60 đàn. Các thùng ong nên được sơn màu khác nhau và cửa tổ quay hướng khác nhau. Tránh ong bay vào nhầm tổ. 

Khi ong chúa đẻ nhiều, số lượng ong tăng, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và tách đàn tự nhiên. Khi đó bạn sẽ có thêm một đàn ong mới. Lúc này cần xây thêm cầu mới, bổ sung thức ăn để đảm bảo đàn ong hoạt động hiệu quả.

II. Kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà chi tiết

Sau khi bạn đã nắm rõ những yếu tố cần có của kỹ thuật nuôi ong lấy mật thì dưới đây là một số kỹ thuật chi tiết. Tham khảo và áp dụng ngay:

1. Phương pháp tạo ong chúa

Ong chúa là đối tượng duy trì giống nòi của đàn ong. Do đó ong chúa được lựa chọn thường trẻ, khỏe mạnh, thân nâu hoặc nâu đen. Sức đẻ trứng của ong chúa là tiêu chí đánh giá ong chúa đó tốt hay không. 

Nếu ong chúa già sẽ được thay thế bằng cách tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ chúa tốt từ đàn ong khác sang. Có 2 phương pháp tạo ong chúa nhân tạo như sau:

a. Phương pháp đàn có chúa

Chọn đàn ong có khoảng 8 – 9 cầu quân, sau đó dùng ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng. Như vậy sẽ tách riêng và một bên không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Sau đó đưa khung tạo chúa giữa hai cầu và áp dụng theo phương pháp đàn không chúa.

-> Dành cho bạn: TOP 6 thời điểm uống mật ong tốt nhất cho sức khỏe

b. Phương pháp đàn không chúa

Chọn đàn ong từ 6 – 7 cầu tiêu chuẩn, sau đó đưa vào tổ 1 khung, gắn 2 thang mũ chúa (khoảng 20 – 25 mũ chúa). 

Đầu tiên dùng kim di trùng đưa vào mỗi mũ chúa 1 con ấu trùng. Sang ngày thứ hai lấy thang chúa gắp bỏ các ấu trùng đã được đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa mũ, bôi vào các mũ ong. Tiếp tục đưa vào mỗi mũ chúa là 1 ấu trùng. Ấu trùng này sẽ được lấy ở đàn ong giống tốt nhất.  

Khoảng 3 – 4 ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các mũ chúa. Cuối cùng là cắt những mũ chúa chín để sử dụng. 

ky thuat nuoi ong lay mat tai nha

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà cực chi tiết

2. Chia đàn ong

Trong quá trình áp dụng những cách nuôi ong lấy mật, bạn cần chủ động chia đàn để tăng số lượng đàn ong. Có 2 cách để chia đàn ong:

  • Chia đàn song song: chia 1 đàn ong thành 2 đàn ong, đặt song song với nhau, cách đều vị trí ban đầu. 
  • Chia đàn rời chỗ: chia một nửa hoặc tách 1 phần đàn ong chuyển đến chỗ mới cách vị trí đàn cũ khoảng 1km trở lên.

-> Tham khảo: mật ong tự nhiên để được bao lâu? Bạn có biết chưa?

3. Cho ăn bổ sung

Đối với thời tiết hay mưa bão tại nước ta, những người có kỹ thuật nuôi ong mật tại nhà đều lưu ý việc ong không đi lấy mật được lúc này. Do đó cần phải cho ong ăn bổ sung và ăn kích thích, khi đó ong chúa đẻ nhiều hơn, ong thợ làm việc hiệu quả hơn.

ky thuat nuoi ong lay mat tai nha

Một số lưu ý trong quá trình nuôi ong lấy mật

4. Thu hoạch mật ong

Khi bạn đã nắm giữ kỹ thuật nuôi ong lấy mật đúng cách, bạn hoàn toàn có thể thu được mật ong chất lượng. Lưu ý nên có đầy đủ đồ bảo hộ và quay mật vào buổi sáng để mật đặc, tốt nhất. Khi quay mật nên quay đều tay, tăng dần và trả lại bánh mật vào đàn ong. Cuối cùng là lọc sạch bằng vải màn và bảo quản mật ở chai lọ đựng phù hợp.

-> Xem Thêm: các loại mật ong tốt nhất trên thị trường hiện nay

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi ong lấy mật tại nhà chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã “thu hoạch” được nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ công việc nuôi ong. Chúc bạn thành công và thu được nhiều sản phẩm mật chất lượng

Theo: https://baobitienthinh.com/